Vật liệu xây dựng mới
Kinh nghiệm chọn xi măng tốt
- Xi măng là chất kết dính, đóng vai trò liên kết các viên sỏi đá và cát. Công nghệ làm xi măng ngày nay về cơ bản vẫn giống như cách đây 200 năm. Đầu tiên, người ta nung hỗn hợp đá vôi và đất sét ở nhiệt độ 1450oC. Sản phẩm thu được gọi là clinke. Nghiền clinke và sulfat cali (dạng thạch cao) người ta có xi măng. Không nhất thiết phải dùng một loại xi măng cho toàn bộ công trình. Những bộ phận cấu kiện chịu lực chính của nhà cần chất lượng cao như móng, bê tông sàn, cột, mái cần dùng xi măng loại tốt của nhà máy lớn sản xuất. Các phần còn lại như xây tường gạch (tường không chịu lực), trát tường, một số cấu kiện bê tông nhỏ như giằng tường, ô văng cửa, lanh tô cửa có thể dùng loại xi măng chất lượng bình thường của địa phương sản xuất. Như vậy bạn đã tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể. Cũng không nên quan niệm sai lầm rằng vữa trộn càng nhiều xi măng càng tốt. Ngay cả bê tông cũng cần một tỷ lệ pha trộn xi măng nhất định. Nhiều xi măng quá dẫn đến hiện tượng nứt nẻ.
- Để tránh mua phải xi măng giả, bạn cần phân biệt ngay từ hình thức ngoài vỏ bao. Vỏ bao khâu lại sẽ có đường chỉ may không trùng khít lỗ, nẹp giấy bảo hiểm bị mất. Mép vỏ bao khi tháo ra còn đường cắt răng cưa (vết cắt từ giàn máy công nghiệp khó có thể làm giả). Nếu vỏ bao không còn mép có thể là vỏ bao đã dùng, bị cắt bỏ đường may cũ để may lại. Để nhận biết điều này, bạn không cần phải tháo hêt đường chỉ may đầu bao mà chỉ cần xé bỏ khoảng 3 – 4 cm lớp giấy nẹp đầu bao, quan sát kỹ đường may và vết cắt đầu bao.
- Phân biệt chất lượng xi măng bằng mắt thường là một điều tương đối khó, vì cần có dụng cụ trong phòng thí nghiệm. Bạn nâng bao xi măng lên thấy mềm, tơi xốp, nếu toàn bao cứng là xi măng đã cũ, kém phẩm chất, không nên sử dụng, hoặc chỉ để làm những hạng mục kém quan trọng như lót nền, xây tường không chịu lực.
- Bạn nên chọn những bao xi măng có ngày sản xuất gần nhất, không sử dụng loại xi măng đã để quá 3 tháng. Xi măng để lâu, hút hơi ẩm có hiện tượng vón cục, sờ vào không mịn. Người ta chia xi măng theo các loại mác (sức chịu nén của xi măng) như 200, 250, 300, 400 và 500. Xi măng mác 300 có sức chịu nén 300kg/cm2. Xi măng phổ biến đang dùng là xi măng mác 300 và 400, trên vỏ bao có dòng chữ PC 300 hoặc PC 400. Xi măng có nhiều loại màu, phụ thuộc vào loại clinke từng địa phương, không phải cứ xi măng xanh xám mới tốt. Xi măng Hoàng Thạch có màu xám xanh, khi trộn với nước có màu xanh đậm hơn. Xi măng Hải Phòng có màu hơi đỏ nâu. Xi măng Hà Tiên có màu xám tro. Ngoài những loại xi măng có uy tín kể trên được tiêu thụ khắp nước , có nhiều loại xi măng địa phương, chủ yếu tiêu thụ tại một vùng dịa bàn nhỏ hẹp. Sử dụng xi măng này vào những hạng mục kết cấu ít chịu lực là cách để tiết kiệm chi phí thích hợp nhất.
- Do hàng vật liệu xây dựng mới trong nước sản xuất với giá thành hạ, nên các loại xi măng ngoại nhập như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore…ít được tiêu thụ. Một nguyên nhân chủ yếu là “mác” xi măng phụ thuộc vào thời gian xuất xưởng mà thời gian vận chuyển từ nước sản xuất đến nơi tiêu thụ quá lâu sẽ làm người tiêu dùng rất lo ngại về chất lượng. Tuy nhien xi măng trắng là mặt hàng trong nước sản xuất ít, chất lượng chưa cao, nên thị trường trong nước tiêu thụ khá nhiều xi măng trắng của các nước kể trên. Để tránh mua phải xi măng giả, hoặc quá hạn, nên mua xi măng ở các đại lý lớn, đã có uy tín.
>> Vật liệu xây dựng
Làm sao phân biệt được xi măng giả, thật?
1. Nhận xét cảm quan bên ngoài
- Bao bì của xi măng giả thường rất nhàu, bẩn, rách nát, thậm chí các chữ in trên bao bì rất nhòe nhoẹt do vì các bao bì này đã được sử dụng nhiều lần, qua rất nhiều công đoạn bốc xếp nên không thể còn nguyên mới được.
- Các đường chỉ khâu trên miệng bao của xi măng giả sẽ không trùng khớp với các lỗ (nếu mở ra còn đường cắt răng cưa do máy cắt công nghiệp thực hiện – rất khó làm giả), trường hợp khác là là đường chỉ khâu khớp với các lỗ may trên vỏ bao nhưng mép không thể còn đường cắt răng cưa (do họ đã cắt đi đường may cũ để may lại nhằm tránh bị phát hiện), bao xi măng giả thường không có nẹp giấy bảo hiểm trên đầu bao.
2. Kiểm tra bằng dụng cụ đơn giản
Nếu nghi ngờ, và có cân tại hiện trường bạn có thể cho cân thử ngẫu nhiên khoảng 10 bao xi măng, nếu phát hiện độ chênh lệch về cân lượng giữa các bao xi măng quá lớn vượt quá mức cho phép bình thường (Thường chỉ tiêu dung sai cho phép đối với bao 50kg của các hãng sản xuất là ± 1kg), thì bạn có thể nghĩ đến khả năng đây là xi măng không chính phẩm vì thường khi đóng thủ công, người công nhân thường không thể tỉ mỉ, kỹ lưỡng để duy trì độ chính xác về cân lượng như máy đóng bao công nghiệp, vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất lao động của họ mà lương thì được trả trên đầu sản phẩm.
3. Xác nhận bằng chứng từ
Trường hợp thấy khả nghi, bạn yêu cầu người giao hàng hoặc tài xế xuất trình chứng từ xuất hàng gốc của nhà máy đối với lô hàng đó và kiểm tra số lô trên chứng từ có trùng khớp với số lô của các bao xi măng đang giao nhận không, nếu không khả năng rất cao đây là xi măng giả vì trong kinh doanh xi măng cho dù là cửa hàng bán lẻ thì hầu hết đều tận dụng kho, xưởng của nhà sản xuất để giảm chi phí vận chuyển, lưu kho, thường họ chỉ để tại cửa hàng với số lượng rất ít để bán lẻ (lưu ý các chứng từ giao nhận của nhà máy thường là các phiếu xuất hàng được in sẵn, có logo, có chữ ký và thậm chí có mộc). Lúc này để xác định chính xác, bạn có thể gọi điện thoại cho hãng xi măng có tên trên bao bì để xác minh, họ có thể giúp bạn một cách nhanh chóng làm rõ vụ việc.
Mua bán vật liệu xây dựng mới ở đâu?
Đăng tin và mua bán vật liệu xây dựng mới uy tín trên MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Vật liệu xây dựng giá rẻ
Xem thêm
>> Kinh doanh vật liệu xây dựng
Nguồn: https://vatlieuxaydung.muabannhanh.com/vat-lieu-xay-dung-moi/6
Đăng bởi Hữu Lợi Tags: bán vật liệu xây dựng, cửa hàng vật liệu xây dựng, mua vật liệu xây dựng, vật liệu xây dựng, vật liệu xây dựng cũ, vật liệu xây dựng giá rẻ, vật liệu xây dựng mới, xây dựng, xây dựng nhà thô