Kinh nghiệm khi mua máy lạnh giá rẻ
1. Xác định diện tích căn phòng muốn đặt máy lạnh
Đây là điều đầu tiên bạn cần làm.
Đối với một căn phòng có diện tích nhỏ hơn 20m vuông thì nên dùng loại máy lạnh có công suất 9000BTU.
Đối với căn phòng có diện tích từ 20m vuông đến 40m vuông thì nên dùng loại máy lạnh có công suất 12000BTU.
Đối với căn phòng có diện tích lớn như hội trường… thì nên dùng loại máy lạnh có công suất 24000BTU hoặc sử dụng 2 máy loại 9000BTU. Tùy vào cách sử dụng của bạn sao cho hợp lý nhất.
2. Xác định số lượng người thường xuyên ra vào hoặc ở cố định trong phòng
Số lượng người thường xuyên ra vào như siêu thị thì bạn cần bố trí số lượng nhiều máy lạnh và số lượng máy lạnh ở gần cửa nên nhiều hơn. Nếu có số người ra vào ít hoặc số lượng người ở cố định trong phòng ít thì nên bố trí máy lạnh có công suất nhỏ nhằm tiết kiệm điện một cách tối đa.
3. Chọn mua thương hiệu máy lạnh
Đây là phần nhiều bạn đọc thường đặt ra nhiều câu hỏi nhất, họ không biết nên mua loại máy lạnh nào là tốt nhất.
Trên thị trường hiện có nhiều loại máy của nhiều hãng khác nhau như: SAMSUNG, PANASONIC, LG, TOSHIBA, … Tất nhiên, khi chọn thương hiệu cũng nên đọc kỹ nơi sản xuất, bởi hiện nay các thương hiệu có tiếng đều được sản xuất, lắp ráp tại nhiều quốc gia khác nhau như Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia..
Máy lạnh trên thị trường Việt Nam được chia làm 3 loại :
- Loại cao cấp gồm Daikin, Toshiba, Panasonic
- Loại trung bình gồm Lg, Samsung, mitshubishi,…
- Loại máy lạnh giá rẻ gồm Nagakawa, Fujisu, Funiki, Midea…
- Việc chọn máy điều hòa đúng đắn sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí và đảm bảo được lợi ích lâu dài.
4. Máy điều hòa nhiệt độ
Máy điều hòa 1 chiều:
Hay còn gọi là máy lạnh nó chỉ có tác dụng làm lạnh tất nhiên loại này chỉ dùng làm mát, thích hợp cho những ngày nóng nực của mùa hè. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hãng điều hòa khác nhau cung cấp dòng máy này. Mà phải gọi đây là sản phẩm khá bổ biến tại xứ nóng như Việt Nam.
Máy điều hòa 2 chiều:
Hay còn gọi là điều hòa không khí, ở những nơi có mùa Đông lạnh mới dùng máy điều hòa, nó đổi ngược chiều làm lạnh thành máy sưởi, giữ nhiệt độ phòng trung bình ở 25-26 độ C là tốt (máy điều hòa thường đắt gấp đôi máy lạnh tuy nó giống hệt nhau và cùng hãng sản xuất, chỉ khác model). Một số điều hòa 2 chiều phổ biết nhất hiện nay: điều hòa 2 chiều LG, điều hòa 2 chiều Media, Mitsubishi, Sanyo v.v…
Kinh nghiệm khi mua máy lạnh giá rẻ
Kinh nghiệm chọn mua máy lạnh đổi trả
1. Kiểm tra vỏ máy
Vỏ máy là thành phần vô cùng quan trọng đối với máy lạnh. Bạn cần chắc chắn rằng vỏ máy không bị va chạm mạnh làm bị bể, gãy. Đồng thời, cũng nên kiểm tra các điểm kết nối điện, và nếu có thể bạn nên yêu cầu siết chặt nếu bị lỏng…
2. Kiểm tra dàn nóng
Thường thì người mua chỉ chú ý đến dàn lạnh mà không xem xét kỹ dàn nóng. Chính vì vậy mà hiện tượng tráo cục nóng cũng thường xảy ra. Cần phải kiểm tra kỹ lưỡng, có thể xem các thông số được dán trên dàn nóng và dàn lạnh để biết chắc chắn rằng mình đã lấy đúng hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra kỹ xem dàn nóng, lạnh có bị đóng bụi dày đặc hay không vì nếu có sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng.
3. Kiểm tra ống đồng
Kiểm tra ống đồng ở cả hai cục nóng – lạnh. Có màu đồng hoặc nâu đồng là loại ống còn hoạt động tốt. Khi chuyển sang màu đen thì không nên chọn, vì loại này đã cũ và có thể bị lủng, thủng,… Trong khi đó hàn thì vừa khó, không bền mà chi phí lại cao.
4. Kiểm tra cục lạnh
Đối với các dòng máy lạnh thường, bạn có thể nhẹ nhàng tách lớp mặt nạ phía trước ra sẽ nhìn thấy trực tiếp hai lá nhôm. Và bạn phải chắc rằng hai lá nhôm ở cục lạnh phải còn nguyên vẹn, bề mặt phẳng không bị vết lủng hoặc răng cưa. Nếu đối với dòng máy lạnh cao cấp thì việc này có thể không cần bởi vì mặt nạ trước được đóng chật nên việc hư tổn là không thể (tuy nhiên vẫn nên loại trừ một số trường hợp hy hữu, tốt nhất là bạn nên nhờ nhân viên cửa hàng kiểm tra).
5. Kiểm tra mối hàn ống dẫn gas
Mối hàn của hai đường ống dẫn gas nối từ block máy ra dàn nóng của cục nóng. Chỉ nên chọn máy có mối hàn chưa bị làm lại bao giờ, thường thì có màu đỏ đều, vết hàn liền mạch, mịn, sắc sảo (nếu bị hàn lại, thường sẽ có màu loang lổ, vết hàn không trơn láng). Điều này còn giúp bạn xác định được gas block máy còn gin hay không.
6. Chọn thương hiệu ổn định
Hãy lựa chọn những loại máy lanh có thương hiệu trên thị trường như Daikin, Panasonic, Mitsubishi, LG... Các dòng máy, model thông dụng, có tuổi thọ cao và độ bền ổn định. Không sử dụng các mặt hàng trôi nổi, thương hiệu chưa nghe bao giờ.
7. Cân nhắc khi chọn máy lạnh inverter đã qua sử dụng
Không nên mua loại inverter đã qua sử dụng. Thứ nhất, board điều khiển cục lạnh nếu đã chạy quá công suất thì sẽ chạy không ổn định nữa. Còn cục nóng máy inverter thường được mệnh danh là “cô nàng tiểu thư, nắng không ưa, mưa không chịu”, bởi nếu bị nắng chiếu vào trực tiếp phần lá nhôm, máy sẽ giải nhiệt kém; nếu bị trúng mưa hoặc khu vực ẩm ướt, bo mạch khiến cục nóng bị ẩm và gây chạm mạch. Do vậy, nhiều khả năng máy lạnh inverter cũ sẽ chạy không ổn định. Tuy nhiên, nếu biết cách lựa chọn bạn vẫn có thể tìm được cho mình một chiếc máy lạnh inverter hàn hảo.
8. Kiểm tra remote
Bạn cần phải chắc chắn rằng remote của chiếc máy lạnh bạn phải còn được hoạt động tốt với các nút bấm phản hồi nhanh, đồng thời remote cũng không bị trầy xước quá nhiều.
9. Chọn mua hàng đổi trả
Hiện nay, tại hầu hết tất cả các trung tâm mua sắm điện máy, luôn có một khu vực trưng bày hàng đổi trả vì vậy việc chọn mua máy lạnh cũ ở các khu vực này là một sự lựa chọn lý tưởng. Khi bạn mua ở khu vực này thì chất lượng dịch vụ và giá trị cũng y như mới, vì các máy lạnh được đổi trả chỉ vì lí do đơn giản là người mua trước đây không thích hoặc bị một vài lỗi lầm đơn thuần nào đó. Cho nên, chỉ cần một tí tinh ý là bạn đã có thể lựa chọn cho mình một chiếc máy lạnh ngon lành mà giá có thể giảm siêu khủng từ 10 đến 40%.
Kinh nghiệm chọn mua máy lạnh đổi trả
Ưu và nhược điểm của máy lạnh Inverter và Non-Inverter
A. Inverter :
1. Ưu điểm :
+ Nói đến Inverter là trước tiên phải nói đến khả năng tiết kiệm điện vốn là sở trường của dòng này. Mức tiết kiệm điện dao động từ 30 – 90% điện năng so với loại máy cùng công suất nhưng ko có khả năng tiết kiệm điện (dòng Non-Inverter). Về khoản tiết kiệm điện này nếu so sánh với số tiền thanh toán hằng tháng chỉ bằng 1/3-1/2 so với dòng Non-Inverter thông thường. Mức tiết kiệm điện tùy thuộc phải bộ board mạch được thiết kế kèm theo đồng bộ. Hiện nay về máy lạnh dân dụng thì Toshiba có khả năng tiết kiệm điện cực đỉnh đạt huy chương và ..... 95% !!! Một con số cực kì ấn tượng và thầm mơ ước và tất nhiên là giá thành của Toshiba không hề rẻ và dĩ nhiên là công nghệ đỉnh nhất hiện nay vẫn là của Nội Địa Japan . Nhật Bản có đặc điểm là họ luôn luôn được sử dụng công nghệ trước và sau đó công nghệ cũ này lạc hậu thì họ mới bán sang các nước Châu Âu và đến Châu Á. Do đó chất lượng và giá tiền thì mắc nhất vẫn hàng hàng Japan > EU > Asian .
+ Điều đáng chú ý nhất là khả năng duy trì nhiệt độ phòng cực kì ổn định. Luôn duy trì được mức temp được Set sẵn trên Remote (chênh lệch từ 0.5-1.5 độ). Điều này sẽ khiến bạn không cảm thấy quá nóng hay quá lạnh khi xài công nghệ này. Đặc biệt là luôn tạo không khí dễ chịu và máy vận hành ở mức êm, yên ắng nhất ngay cả khi bạn ngủ.
+ Nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp cũng như những tính năng vượt trội về điều hoà không khí thì hiện nay máy lạnh dân dụng có trang bị thêm các tính năng như khử mùi (plasma), tạo ion giúp cho bầu không khí trong phòng bạn trở nên trong sạch và dễ chịu hơn hay gắn thêm bộ phận cung cấp gió ngoài lấy Oxy tươi (tuy nhiên chỉ áp dụng với môi trường sạch đồng quê)
+ Rất thích hợp cho người dùng nhạy cảm về nhiệt độ và cho những bé sơ sinh hoặc người già (nhiệt độ an toàn cho bé ở mức 28-29*C luôn luôn chính xác)
+ Cho phép chạy ở mức 120-125% công suất khi phòng chưa đủ. Sau khi đủ lạnh thì sẽ giảm ở mức 50-75% công suất tùy theo bộ biến tầng kiểm soát. Chính vì có khả năng OverLoad cao nên máy sẽ dễ hỏng hóc hơn nếu chạy lâu trong tình trạng nhiệt độ phòng không xuống nổi (hoặc vô tình Set Temp trên Remote ở mức quá thấp ~ 16-18*C , do phòng ngủ không bao giờ xuống nổi 22*C nên dù Set dưới mức này cũng vô dụng). Hiểu nôm na ra là bạn đặt yêu cầu lạnh hơn nữa nhưng máy chạy PowerFul hoài không nổi thì bộ Board sẽ mau hư. Đây cũng là chú ý cho người sử dụng kẻo mua máy inverter về cứ kéo rẹt nhiệt độ xuống như máy thường là rất hại máy.
2. Khuyết điểm :
+ Vì là dòng điều khiển hầu hết bằng các vi mạch điện tử nên máy rất nhạy cảm về điện áp. Điều kiện ban đầu khi lắp đặt máy là bạn phải đáp ứng đúng chuẩn điện áp mà nhà sản xuất đề ra +- 5% . Cho nên khi lắp đặt Inverter bạn phải xác định được điện áp nguồn phải ở mức ổn định (có thể gắn ổn áp nếu cần thiết). Tuy nhiên dòng khởi động của máy lại đúng bằng dòng hoạt động full load nên nếu có mua ổn áp chỉ cần mua vượt công suất tiêu thụ điện của nó là dc, ko cần yêu cầu mua dư gấp rưỡi như máy thường!
+ Vì là dòng điều khiển hầu hết bằng các vi mạch điện tử nên máy sẽ dễ hỏng hóc khi gặp thời tiết quá khắc nghiệt như cái nóng ban trưa như thiêu đốt, những ngày nóng ẩm liên tục. Mặc dù được thiết kế lắp đặt bên ngoài trời nhưng bạn cần phải chú ý vì nó chẳng khác gì bộ PC cao cấp khi bị phơi mưa phơi nắng ngày đêm. Vì thế mới khuyên các bạn chống nóng cho cục nóng bằng cách che nắng, và khoảng cách từ cục nóng đến tường phải cỡ 15cm để duy trì tốt khả năng tản nhiệt.
+ Tỉ lệ sửa chữa thành công và linh kiện thay thế thấp do linh kiện mới ko có mà chỉ là linh kiện cũ sàng lọc lại cho nhau. Cụ thể hơn là nhà cung cấp hiện nay hầu hết chỉ bán nguyên máy chứ ko bán linh kiện lẻ. Giá board mạch cho dòng này ít nhất cỡ trên 2tr nếu hỏng và thay mới. Riêng máy cũ của Nhật thì đây chính là cái hên xui cho người mua.
+ Giá thành mắc gần gấp đôi so với loại máy Non-Inverter cùng công suất.
+ Không có khả năng chạy mức PowerFul quá lâu. Không cho phép chạy trong phòng có điều kiện quá tải so với công suất máy. Tức phòng phải đúng chuẩn, lạnh nhanh rồi máy giảm công suất lại thì mới bền. Càng chạy PowerFul bao lâu thì máy càng giảm tuổi thọ bấy lâu. => khả năng tiết kiệm điện chỉ thấy được 1 khi phòng đã lạnh. Do đó trước khi mua máy công suất như thế nào phải xác định rõ phòng ốc như thế nào mới mua tương ứng công suất được. Điều đó có nghĩa là Inverter bắt buộc bạn phải chọn dòng tối thiểu gần nhất vượt CS lạnh cho phòng đó >=20% thì mới bền máy.
+ Đòi hỏi chế độ bảo trì liên tục, định kì nhiều lần trong năm. Trung bình ít nhất 03 lần/năm
B. Non-Inverter :
1. Ưu điểm :
+ Chạy cực kì lì lợm (nếu cứ 03 tháng vệ sinh/lần thì chỉ biết rửa chứ ko biết hư, rất ít hư )
+ Cho phép chạy quá tải ở thời gian cao hơn so với Inverter (nghĩa là Inverter chết trước nó, nó thì fải vài tháng sau mới ngủm)
+ Linh kiện, hỏng hóc rất dễ nhận biết, sửa chữa bảo trì cũng dễ nốt
+ Giá thành máy khá rẻ, tầm hơn 5tr là có 1 bộ mới toanh 1.0HP
+ Sinh ra để luôn luôn chạy ở mức PowerFul. Đáp ứng được nhu cầu chạy quá tải hay chạy trong phòng kích thước lớn hơn so với máy (nếu phòng quá lớn so với công suất máy thì ko được nhé)
2. Khuyết điểm:
- Dân thợ hay gọi là MONO. Máy chỉ có chạy ở 1 chế độ duy nhất là PowerFul, do đó nếu
+ Không có khả năng tiết kiệm điện. Lúc nào máy cũng chạy ở mức PowerFul.
+ Do chỉ có duy nhất 1 con Sensor cảm ứng trên UnitIndoor nên Compressor (cục nóng) dễ hỏng nếu bạn Set Temp Remote quá gần với nhiệt độ ban đầu của phòng . Vd : nếu temp phòng ban đầu của bạn là 30*C thì tốt nhất nên để ở mức 24-27*C . Nhằm hạn chế máy chạy ở tình trạng cúp tắt liên tục, có thể gây chết Compressor bất cứ lúc nào. Tối thiểu cục nóng phải chạy cỡ 15 phút rồi ngắt thì bình thường.
+ Đòi hỏi dây tải nguồn phải lớn do có trị số dòng Ampe rất cao. Trung bình thấp nhất phải dây 1.5mm đủ tải cho 1.0HP. Do có dòng khởi động lớn nên yêu cầu ổn áp và aptomat nếu mua cũng phải cao hơn mức công suất máy, thường thấp là gấp đôi.
Nguồn: http://maylanhgiare.com/kinh-nghiem-khi-mua-may-lanh-gia-re-158.html
Đăng bởi Minh Thiện Tags: bán máy lạnh, chọn mua máy lạnh, máy lạnh, mẹo mua máy lạnh, mua bán máy lạnh, mua máy lạnh, tư vấn mua máy lạnh